Theo phong tục cưới hỏi của Người Việt xưa, để tiến hành Lễ Cưới, hai gia đình phải thực hiện những lễ chính sau:
1. Lễ Nạp Thái (lễ gặp mặt)
Sau khi nghị hôn, nhà trai mang quà dạm ngõ sang nhà gái để chính thức hóa mối quan hệ hai gia đình, đặt vấn đề để đôi bạn trẻ chính thức tìm hiều về nhau kỹ càng hơn để chính thức đi đến quyết định hôn nhân.
2. Lễ Vấn Danh (lễ dạm ngõ).
Nhà trai nhờ người làm mối đến nhà gái để hỏi tên tuổi, ngày tháng năm sinh của người con gái nhằm mục đích xem tuổi của đôi bạn trẻ và đánh dấu sự đi lại chính thức của hai gia đình.
3. Lễ Nạp Cát.
Lễ này nhằm báo cho nhà gái biết kết quả xem tuổi của đôi bạn trẻ, nếu không hợp tuổi thì "thôi", còn nếu hợp tuổi thì tiếp tục tiến đến các lễ khác tuy nhiên ở một số địa phương, lễ này thường được làm trước lễ vấn danh.
4. Lễ Nạp Tệ (lễ ăn hỏi)
Lễ này, nhà trai nạp sính lễ cho nhà gái, khẳng định sự hứa hôn chắc chắn, nghi lễ này được tiến hành trước lễ nghinh thân (lễ thành hôn). Tùy theo phong tục vùng miền mà nhà trai chọn lựa số lượng mâm tráp theo số chẳn hoặc lẻ.
5. Lễ Thỉnh Kỳ (Quyết định ngày cưới):
Lễ này là lễ nhà trai xin nhà gái định ngày giờ để làm lễ đón dâu. Ngày nay, lễ này thường được ghép chung với lễ vấn danh cho gọn lẹ (chế) để sớm tiến hành đến lễ hỏi và lễ cưới.
6. Lễ Nghinh Thân (lễ rước dâu hay lễ cưới).
Đợi đúng ngày giờ đã định, nhà trai mang sính lễ qua đón dâu. (Cũng tùy theo phong tục vùng miền mà nhà trai lựa chọn số lượng mâm quả phù hợp).
Trải qua nhiều thời gian, một số nghi thức đã được lượt bỏ hay gọi theo cách người miền tây là (chế bớt) hoặc kết hợp cùng lúc để thu gọn còn lại các nghi lễ chính.
- Lễ dạm ngõ (lễ vấn danh).
- Lễ ăn hỏi.
- Lễ cưới (lễ nghinh thân).
Trên đây là những tục lệ cưới hỏi mà shop sưu tầm được, chúng tôi mong muốn đóng góp thêm ít kiến thức để các bạn trẻ hiểu trước khi tiến đến hôn nhân, chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ phía bạn đọc để bài viết được hoàn thiện hơn.
Nguồn: sưu tầm